I. Chương trình sau Đại học ngành Toán ứng dụng

1. Giới thiệu

Chương trình cao học Toán ứng dụng đào tạo nhân lực có kiến thức chuyên sâu về toán; có khả năng tư duy sáng tạo và độc lập để xử lý các vấn đề khoa học và công nghệ trong lĩnh vực toán ứng dụng; biết xây dựng các mô hình toán, sử dụng các phần mềm toán học để giải quyết những yêu cầu thực tiễn do công việc đặt ra; đồng thời nắm vững phương pháp nghiên cứu để tiếp tục phát triển chuyên môn.

2. Chương trình đào tạo

1. Tên trường (Awarding Institution): Trường Đại học Tôn Đức Thắng

2. Tên ngành (Name of programme)

- Tên ngành tiếng Việt: Toán ứng dụng

- Tên ngành tiếng Anh: Applied Mathematics

3. Mã ngành (Programme code): 8460112

4. Văn bằng (Training degree): Thạc sĩ

- Tên văn bằng tiếng Việt: Thạc sĩ Toán ứng dụng

- Tên văn bằng tiếng Anh: Master of Science in Applied Mathematics

5. Hình thức đào tạo (Mode of study) - Thời gian đào tạo (Training time)

- Hình thức đào tạo chính quy: 02 năm (24 tháng)

6. Ngôn ngữ đào tạo (Instruction language): Tiếng Việt, Tiếng Anh

7. Mục tiêu đào tạo (Programme educational objectives)

Sau khi tốt nghiệp chương trình đào tạo (CTĐT) trình độ thạc sĩ ngành Toán ứng dụng của Trường Đại học Tôn Đức Thắng, người tốt nghiệp sẽ đạt được các năng lực:

STT

Mô tả mục tiêu đào tạo (PEOs)

1

Vận dụng các kiến thức liên ngành và lý thuyết toán học chuyên sâu một cách hệ thống nhằm phục vụ cho hoạt động nghề nghiệp thuộc lĩnh vực Toán ứng dụng.

2

Giải quyết các vấn đề phức tạp liên quan đến lĩnh vực Toán ứng dụng một cách hiệu quả, sáng tạo và khoa học.

3

Có năng lực tự định hướng và ý thức tự học, học tập suốt đời để theo đuổi việc nghiên cứu độc lập trong lĩnh vực Toán ứng dụng.

8. Chuẩn đầu ra (Programme learning outcomes)

Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ ngành Toán ứng dụng của Trường Đại học Tôn Đức Thắng, người học phải đạt được:

STT

Phân loại theo (nhóm) năng lực

Mô tả chuẩn đầu ra (PLOs)

1

Kiến thức chung và liên ngành

Sử dụng (Use) thành thạo ngoại ngữ, kiến thức chung và kiến thức liên ngành phục vụ cho công việc và nghiên cứu.

2

Kiến thức chuyên ngành

Áp dụng (Apply) các kiến thức toán học chuyên sâu, tiên tiến nhằm đưa ra kết luận chuyên môn trong lĩnh vực Toán ứng dụng.

3

Kỹ năng phân tích, đánh giá và giải quyết vấn đề

 

Phân tích (Analyse), tổng hợp dữ liệu nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu và ứng dụng kết quả nghiên cứu vào việc giải quyết vấn đề trong lĩnh vực Toán ứng dụng.

4

Đánh giá (Evaluate) thực trạng vấn đề nghiên cứu, tính hiệu quả của các phương pháp và các kết quả đạt được trong việc giải quyết các bài toán ứng dụng.

5

Kỹ năng nghiên cứu khoa học

Thể hiện (Demonstrate) khả năng nghiên cứu khoa học và vận dụng các kết quả nghiên cứu khoa học một cách hiệu quả vào thực tiễn.

6

Kỹ năng tổ chức, quản lý

Có năng lực (Ability) tư duy hệ thống để làm việc độc lập, làm việc nhóm và tổ chức, quản lý trong hoạt động nghề nghiệp.

7

Thái độ và ý thức xã hội

Thể hiện (Demonstrate) tinh thần trách nhiệm cao trong hoạt động nghiên cứu, có đạo đức nghề nghiệp, tinh thần cống hiến và khả năng thích ứng với môi trường làm việc năng động.

8

Phát triển (Develop) niềm đam mê tự học, tự nghiên cứu, học tập suốt đời, từ đó đưa ra những sáng kiến và kết quả mới để cải tiến cho các hoạt động chuyên môn.

 

9. Quy định tuyển sinh (Admission criteria)

9.1 Phương thức tuyển sinh

Phương thức xét tuyển, thi tuyển hoặc kết hợp giữa thi tuyển và xét tuyển được xác định trong Đề án tuyển sinh trình độ thạc sĩ hằng năm của Trường.

9.2 Yêu cầu về văn bằng

Người dự tuyển phải thỏa một trong những điều kiện sau:

- Đã tốt nghiệp đại học hạng khá trở lên hoặc đã đủ điều kiện công nhận tốt nghiệp đại học hạng khá trở lên (hoặc trình độ tương đương trở lên) ngành phù hợp (Phụ lục 1) với ngành dự tuyển; Đã tốt nghiệp đại học hoặc đã đủ điều kiện công nhận tốt nghiệp đại học (hoặc trình độ tương đương trở lên) ngành phù hợp (Phụ lục 1) với ngành dự tuyển và có công bố khoa học liên quan đến lĩnh vực sẽ học tập, nghiên cứu trong thời hạn 03 năm (36 tháng) tính đến ngày hoàn tất nộp hồ sơ dự tuyển.

- Đối với ngành không phải ngành phù hợp với ngành dự tuyển thì phải hoàn thành yêu cầu học bổ sung kiến thức trước khi dự tuyển (Phụ lục 1).

9.3 Yêu cầu năng lực ngoại ngữ

Người dự tuyển đáp ứng yêu cầu về chuẩn ngoại ngữ đầu vào chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ theo Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ thạc sĩ hiện hành của Trường Đại học Tôn Đức Thắng.

9.4 Yêu cầu khác

Đáp ứng yêu cầu khác của chuẩn chương trình đào tạo do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và theo quy định của Trường.

10. Cấu trúc chương trình đào tạo (Programme structure)

Nội dung

Số tín chỉ

Tổng cộng

Bắt buộc

Tự chọn

Kiến thức chung

10

10

0

Kiến thức ngành

24

6

18

Nghiên cứu khoa học

12

3

9

Chuyên đề nghiên cứu

9

0

9

Chuyên đề nghiên cứu định hướng tốt nghiệp

3

3

0

Tốt nghiệp

15

15

0

Luận văn thạc sĩ

15

15

0

Tổng cộng 

61

34

27

11. Nội dung chương trình đào tạo (Programme content)

Mã số học phần

Tên học phần
(tiếng Việt)

Tên học phần
(tiếng Anh)

Tổng TC

LT

TH, TN, TL

A. Phần kiến thức chung bắt buộc

10

 

 

SH700010

Triết học

Philosophy

3

3

0

IN700000

Phương pháp nghiên cứu khoa học

Research Methodology

2

2

0

FL700020

Ngoại ngữ

Foreign Language

5

5

0

B. Phần kiến thức ngành bắt buộc

9

 

 

MS701010

Giải tích hàm nâng cao

Advanced Functional Analysis

3

3

0

MS701020

Đại số tuyến tính nâng cao

Advanced Linear Algebra 

3

3

0

MS701970

Chuyên đề nghiên cứu định hướng tốt nghiệp

Graduate-Oriented Research Topics

3

0

3

C. Phần kiến thức ngành tự chọn (chọn tối thiểu 03 chuyên đề nghiên cứu tương đương 9 tín chỉ)

27

 

 

MS701030

Toán rời rạc nâng cao

Advanced Discrete Mathematics 

3

3

0

MS701040

Giải tích thực

Real Analysis

3

3

0

MS701050

Phương trình đạo hàm riêng

Partial Differential Equations

3

3

0

MS701070

Phương trình toán lý

Partial Differential Equations in Mathematical Physics

3

3

0

MS701080

Bài toán không chỉnh

Ill-Posed Problems 

3

3

0

MS701100

Giải tích phức

Complex Analysis

3

3

0

MS701140

Giải tích số

Numerical Analysis

3

3

0

MS701150

Phương pháp phần tử hữu hạn

Finite Element Method

3

3

0

MS701160

Phương pháp sai phân hữu hạn

Finite Difference Method

3

3

0

MS701170

Phương pháp thể tích hữu hạn

Finite Volume Method

3

3

0

MS701180

Phương pháp toán trong xử lý ảnh số

Mathematical Methods for Digital Image Processing

3

3

0

MS701190

Tối ưu nâng cao

Advanced Optimization

3

3

0

MS701210

Thống kê toán

Mathematical Statistics

3

3

0

MS701220

Lý thuyết thống kê nâng cao

Advanced Theory of Statistics

3

3

0

MS701230

Quá trình ngẫu nhiên

Stochastic Processes

3

3

0

MS701240

Thống kê Bayes

Bayesian Statistics

3

3

0

MS701250

Thống kê nhiều chiều

Multivariate Statistics

3

3

0

MS701260

Mô hình toán tài chính

Models of Financial Mathematics

3

3

0

MS701270

Tin học ứng dụng

Applied Informatics

3

3

0

MS701280

Lý thuyết đa thức và ứng dụng

Theory of Polynomials and Applications

3

3

0

MS701290

Phương trình hàm

Functional Equations

3

3

0

MS701300

Liên kết giữa hình học và đại số trong chương trình toán phổ thông

Relations between Geometry and Algebra in High School

3

3

0

MS701310

Ứng dụng của phương trình đại số trong hình học và lượng giác

Applications of Algebraic Equations in Geometry and Trigonometry

3

3

0

MS701320

Lý thuyết số

Number Theory

3

3

0

MS701330

Lý thuyết mã

Coding Theory

3

3

0

MS701370

Chuyên đề nghiên cứu về giải tích hàm ứng dụng

Advanced Topics in Applied Functional Analysis

3

3

0

MS701380

Chuyên đề nghiên cứu về giải tích số ứng dụng

Advanced Topics in Applied Numerical Analysis

3

3

0

MS701390

Chuyên đề nghiên cứu về thống kê tính toán

Advanced Topics in Computational Statistics

3

3

0

MS701400

Chuyên đề nghiên cứu về phương pháp toán sơ cấp

Advanced Topics in Methods of High School Mathematics

3

3

0

MS701470

Chuyên đề nghiên cứu về đại số ứng dụng

Advanced Topics in Applied Algebra

3

3

0

MS701420

Chuyên đề nghiên cứu về thuật toán tối ưu

Advanced Topics in Optimal Algorithms

3

3

0

MS701430

Các phép biến đổi tích phân nâng cao

Advanced Integral Transforms 

3

3

0

MS701440

Vận trù học

Operations Research

3

3

0

MS701450

Dự báo

Time Series and Predictions

3

3

0

MS701460

Học máy thống kê

Statistical Machine Learning

3

3

0

D. Tốt nghiệp

 

15

 

 

MS701000

Luận văn thạc sĩ

Master's Thesis

15

0

15

Tổng cộng

 

61

43 

 18

Ghi chú: LT: lý thuyết; TH: thực hành; TN: thí nghiệm; TL: thảo luận

1 tín chỉ= 15 tiết lý thuyết hoặc bài tập

= 30 tiết thuyết trình, thảo luận hoặc thực hành

12. Điều kiện tốt nghiệp (Progression points)

Học viên phải đáp ứng các điều kiện về công nhận tốt nghiệp và cấp bằng thạc sĩ theo Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ thạc sĩ hiện hành của Trường Đại học Tôn Đức Thắng và các yêu cầu riêng của CTĐT.

13. Những điểm đặc biệt của chương trình (Special features)

Chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ ngành Toán ứng dụng trang bị cho học viên khả năng tư duy toán học, biết làm việc độc lập sáng tạo và có năng lực phát hiện, giải quyết những vấn đề thuộc lĩnh vực toán ứng dụng với mức độ chuyên môn sâu hơn, đáp ứng cho nhu cầu nghiên cứu cũng như yêu cầu phát triển kiến thức của học viên trong lĩnh vực toán ứng dụng hay khoa học tính toán, có năng lực hội nhập quốc tế.

Việc buộc phải thực hiện Luận văn thạc sĩ và học các Chuyên đề nghiên cứu giúp học viên phát triển năng lực nghiên cứu khoa học và tham gia nghiên cứu khoa học.

3. Chuẩn đầu ra

Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ ngành Toán ứng dụng của Trường Đại học Tôn Đức Thắng, người học phải đạt được:

STT

Phân loại theo (nhóm) năng lực

Mô tả chuẩn đầu ra (PLOs)

1

Kiến thức chung và liên ngành

Sử dụng (Use) thành thạo ngoại ngữ, kiến thức chung và kiến thức liên ngành phục vụ cho công việc và nghiên cứu.

2

Kiến thức chuyên ngành

Áp dụng (Apply) các kiến thức toán học chuyên sâu, tiên tiến nhằm đưa ra kết luận chuyên môn trong lĩnh vực Toán ứng dụng.

3

Kỹ năng phân tích, đánh giá và giải quyết vấn đề

 

Phân tích (Analyse), tổng hợp dữ liệu nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu và ứng dụng kết quả nghiên cứu vào việc giải quyết vấn đề trong lĩnh vực Toán ứng dụng.

4

Đánh giá (Evaluate) thực trạng vấn đề nghiên cứu, tính hiệu quả của các phương pháp và các kết quả đạt được trong việc giải quyết các bài toán ứng dụng.

5

Kỹ năng nghiên cứu khoa học

Thể hiện (Demonstrate) khả năng nghiên cứu khoa học và vận dụng các kết quả nghiên cứu khoa học một cách hiệu quả vào thực tiễn.

6

Kỹ năng tổ chức, quản lý

Có năng lực (Ability) tư duy hệ thống để làm việc độc lập, làm việc nhóm và tổ chức, quản lý trong hoạt động nghề nghiệp.

7

Thái độ và ý thức xã hội

Thể hiện (Demonstrate) tinh thần trách nhiệm cao trong hoạt động nghiên cứu, có đạo đức nghề nghiệp, tinh thần cống hiến và khả năng thích ứng với môi trường làm việc năng động.

8

Phát triển (Develop) niềm đam mê tự học, tự nghiên cứu, học tập suốt đời, từ đó đưa ra những sáng kiến và kết quả mới để cải tiến cho các hoạt động chuyên môn.

4. Cơ hội việc làm

Sau khi tốt nghiệp chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ ngành Toán ứng dụng, học viên có thể:

+ Làm việc trong các cơ quan cần đến sự phân tích và thiết lập các mô hình toán học nhằm giải quyết các bài toán thực tế trong khoa học, kỹ thuật, công nghiệp, kinh doanh, biến đổi khí hậu, giáo dục, xã hội,….

+ Nghiên cứu trong các viện khoa học, trung tâm nghiên cứu và các trường đại học.

+ Giảng dạy tại các cơ sở giáo dục cao đẳng, đại học, viện nghiên cứu,….

+ Tham gia các chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ ngành Toán ứng dụng trong và ngoài nước.

II. Chương trình 4+1 ngành Toán ứng dụng.

1. Điểm nổi bật của ngành đào tạo:

Chương trình đào tạo thạc sĩ Toán ứng dụng trang bị cho học viên khả năng tư duy toán học, biết làm việc độc lập sáng tạo và có năng lực phát hiện, giải quyết những vấn đề thuộc lãnh vực toán ứng dụng với mức độ chuyên môn sâu hơn, đáp ứng cho nhu cầu nghiên cứu cũng như yêu cầu phát triển kiến thức của học viên trong lãnh vực khoa học tính toán hay toán ứng dụng, có năng lực hội nhập quốc tế.

2. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ ngành Toán ứng dụng, học viên có thể:
−Làm việc trong các cơ quan cần đến sự phân tích và thiết lập các mô hình toán học nhằm giải quyết các bài toán thực tế trong khoa học, kỹ thuật, công nghiệp, kinh doanh, biến đổi khí hậu, giáo dục, xã hội,….
−Tham gia các chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ ngành Toán ứng dụng trong và ngoài nước.
−Nghiên cứu trong các viện khoa học, trung tâm nghiên cứu và các trường đại học.
−Giảng dạy tại các cơ sở giáo dục cao đẳng, đại học, viện nghiên cứu,….

3.Danh mục môn học tương đương

Sinh viên tham gia chương trình 4+1 được xem xét các môn học tương đương theo danh mục đã được ban hành, cụ thể như sau:  

Học phần trong chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ Tên môn học trong chương trình đào tạo trình độ đại học
STT Mã học phần Tên học phần Số TC Mã môn học Tên môn học Số TC
1 MS701320 Lý thuyết số 3 C02047 Số học 3
2 MS701160 Phương pháp sai phân hữu hạn 3 C02037 Giải tích số nâng cao 3
3 MS701010 Giải tích hàm nâng cao 3 C01030 Giải tích hàm nâng cao 3
4 MS701020 Đại số tuyến tính nâng cao 3 C01031 Đại số tuyến tính nâng cao 3
5 MS701060 Biến đổi tích phân  3 C02008 Các phép biến đổi tích phân 3
6 MS701040 Giải tích thực  3 C03024 Giải tích thực 3
7 MS701070 Phương trình toán lý  3 C02039 Phương trình toán lý  3
8 MS701280 Lý thuyết đa thức và ứng dụng  3 C02048 Lý Thuyết vành đa thức 3

 

4. Lợi ích khi tham gia chương trình 4+1

Chỉ áp dụng cho Sinh viên đang học tại Đại học Tôn Đức Thắng (TDTU). Hình thức xét tuyển đơn giản (không thi tuyển), sinh viên linh động trong việc chọn thời điểm học và môn học.   Nhận được nhiều chế độ học bổng khuyến học từ TDTU: từ 25%  đến 50% học phí.   Rút ngắn thời gian đào tạo: đào tạo 4+1= 5 năm, nhận luôn 2 bằng (Đại học và Thạc sỹ). Được xét tương đương các môn học để giảm khối lượng và thời gian đào tạo (chi tiết danh mục trình bày ở mục 3). Thời khóa biểu xếp vào cuối tuần (Chiều thứ 7 + CN), phù hợp để sinh viên vừa đảm bảo chương trình chính khóa (hệ Đại học) vừa có thể tham gia học chương trình 4+1. Được bảo lưu các môn đã học trong vòng 5 năm. Cơ hội tham gia các hội thảo Khoa học do Khoa tổ chức. Cơ hội giao lưu và học tập với các bạn sinh viên quốc tế. Ngoài ra, sinh viên có cơ hội học tập giao lưu với các giáo sư nước ngoài và tham gia các buổi nói chuyện chuyên đề.

5. Thông tin liên hệ

Phòng Sau đại học (Phòng B002)

Địa chỉ: B002, Tòa nhà B, Số 19 Nguyễn Hữu Thọ, Phường Tân Phong, Quận 7, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Facebook: https://www.facebook.com/sgs.tdtu
Điện thoại: +84-28-3775-5059
Hotline: 0944 314 466
Email: gradstudies@tdtu.edu.vn

Khoa Chuyên môn (Phòng C007)

TS. Lê Thị Ngọc Giàu

 Email: lethingocgiau@tdtu.edu.vn

 Phone: (+84) 907122623

6. Điều kiện tham gia

Sinh viên TDTU học bồi dưỡng 02 học phần chung (không có điều kiện ràng buộc về kết quả học tập):

1. Triết học Mac-Lenin

2. Phương pháp nghiên cứu khoa học

Sinh viên TDTU tích lũy tối thiểu 100 tín chỉ (chuyên ngành đúng/phù hợp) được phép học bồi dưỡng tối đa 12 tín chỉ học phần chuyên ngành sau đại học.

7. Trình tự thực hiện

#

Giai đoạn

Nội dung công việc

Người thực hiện

Biểu mẫu liên quan

1

Sinh viên TDTU

1.  Theo dõi thông tin và nộp đơn xin đăng ký học chương trình bồi dưỡng sau đại học (CT 4+1):
+ Sinh viên theo dõi thông tin về việc mở các học phần trong chương trình 4+1 trên website của phòng Sau đại học (P.SĐH) và khoa chuyên môn;
+ Hoàn thành và nộp đơn xin đăng ký học bồi dưỡng sau đại học có xác nhận của Khoa chuyên môn về tại P.SĐH

Sinh viên, P.SĐH, Khoa chuyên môn

Đơn xin đăng ký học chương trình bồi dưỡng sau đại học

(Mẫu 4 tại: http://grad.tdtu.edu.vn/dao-tao/bieu-mau-lien-quan-chuong-trinh-thac-si)

2. Xem thời khóa biểu và đóng học phí:
+ Sinh viên theo dõi thời khóa biểu chính thức trên website của P.SĐH;

+ Sinh viên thực hiện đóng học phí theo thông báo của P.Tài chính; (thông báo qua email sinh viên),
+ Sinh viên làm Đơn xin hủy môn học gửi P.ĐH để hủy môn học tương đương.

Sinh viên, P.SĐH, Phòng Tài chính, P.ĐH

Biên lai đóng học phí

3. Tổ chức giảng dạy và học theo thời khóa biểu của P.SĐH đã công bố

Khoa chuyên môn, sinh viên

Hướng dẫn xem thời khóa biểu, xem lịch thi và điểm cho sinh viên theo học bồi dưỡng sau đại học

4. Nộp đơn xin công nhận môn học bậc đại học (nếu có):

Sinh viên hoàn thành và nộp đơn xin công nhận môn học đại học đối với những học phần có xét miễn tương đương theo quy định nhà trường.

Sinh viên, P.SĐH, Phòng Đại học

Đơn xin công nhận môn học đại học

(Mẫu 26 tại: http://grad.tdtu.edu.vn/dao-tao/bieu-mau-lien-quan-chuong-trinh-thac-si)

2

Sau khi tốt nghiệp đại học

5. Thực hiện đăng ký dự tuyển sau khi tốt nghiệp trong vòng 12 tháng:

+ Chuẩn bị hồ sơ để đăng ký dự tuyển trực truyến;
+ Thực hiện đăng ký trực tuyến trên trang tuyển sinh sau đại học của ĐH Tôn Đức Thắng (trên website của P.SĐH mục tuyển sinh);
+ Nộp 01 bộ hồ sơ giấy đăng ký dự tuyển sau khi đăng ký trực tuyến thành công tại P.SĐH;
+ Nộp lệ phí dự tuyển tại phòng Tài chính.

Sinh viên sau khi tốt nghiệp, P.SĐH, Phòng Tài chính

+ Hồ sơ để đăng ký dự tuyển trực tuyến:
  - 01 file ảnh chân dung (3 x 4);
  - 01 file scan văn bằng tốt nghiệp đại học (lưu dạng pdf);
  - 01 file scan bảng điểm tốt nghiệp đại học (lưu dạng pdf);
  - 01 file scan chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế đủ điều kiện xét miễn ngoại ngữ còn thời hạn (nếu có);
  - Thông tin cá nhân về CMND


+ 01 bộ hồ sơ giấy cơ bản cần chuẩn bị bao gồm: 
- Phiếu đăng ký dự tuyển (in từ trang đăng ký dự tuyển);
- 02 lý lịch khoa học (biểu mẫu trên website của P.SĐH);
- 01 bản photo văn bằng tốt nghiệp đại học (bảng photo không cần công chứng);
- 01 bản photo bảng điểm tốt nghiệp đại học (bảng photo không cần công chứng);
- 01 bản photo chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế đủ điều kiện xét miễn ngoại ngữ còn thời hạn (nếu có);
- 01 phiếu khám sức khỏe (có dán ảnh và đóng dấu giáp lai lên ảnh);
- 02 ảnh 3 x 4.

6. Sau khi nhận giấy báo trúng tuyển và làm thủ tục nhập học:

+ Thí sinh nhận giấy báo trúng tuyển và làm thủ tục nhập học theo thông báo của P.SĐH;
+ Hoàn thành và nộp đơn công nhận học phần tại P.SĐH (để được công nhận những học phần đã theo học trong chương trình bồi dưỡng sau đại học qua chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ).

P.SĐH, Phòng Tài chính, Phòng Công tác học sinh, sinh viên, thí sinh trúng tuyển

Đơn đề nghị công nhận học phần

(Mẫu 25 tại: http://grad.tdtu.edu.vn/dao-tao/bieu-mau-lien-quan-chuong-trinh-thac-si)

III. Thông tin liên hệ.

Phòng Sau đại học, B002, Tòa nhà B, Số 19 Nguyễn Hữu Thọ, Phường Tân Phong, Quận 7, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.

Trang chủ: https://grad.tdtu.edu.vn/

Facebook: https://www.facebook.com/sgs.tdtu
Điện thoại: +84-28-3775-5059
Email: gradstudies@tdtu.edu.vn

KHOA TOÁN - THỐNG KÊ
Phòng C007 - Số 19 Nguyễn Hữu Thọ, Phường Tân Phong, Quận 7, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam
Phone: (84-028) 37755061