Giáo dục

Hiện tại Khoa Toán - Thống kê đào tạo 2 ngành bậc đại học: 
1. Toán ứng dụng

1. Giới thiệu chung

Theo học ngành Toán ứng dụng tại TDTU, sinh viên sẽ được đào tạo chuyên sâu về nhiều mảng của Toán học và Tin học. Sinh viên được học các môn học kỹ năng chuyên môn cũng như kỹ năng thực hành nghề nghiệp, phù hợp với yêu cầu của nhà tuyển dụng: kỹ năng thành lập mô hình toán học cho các bài toán thực tế; lập trình trên các ngôn ngữ khác nhau; kỹ năng trình bày vấn đề; kỹ năng quản lý thuộc phạm vi chuyên môn. Bên cạnh đó, thông qua các tiết học thực hành có sự hỗ trợ của các phần mềm chuyên nghiệp, sinh viên được củng cố lý thuyết đã học và rèn luyện khả năng tư duy logic trong việc học Toán.
Với mạng lưới doanh nghiệp thân hữu và các chuyên gia quốc tế có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực khoa học tính toán, sinh viên được hướng dẫn tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn để nâng cao kiến thức; trải nghiệm văn hóa và kiến tập tại doanh nghiệp để tích lũy kinh nghiệm. Ngoài ra, trong một số môn học chuyên sâu, các chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm sẽ cùng với giảng viên trực tiếp giảng dạy và hướng dẫn sinh viên thực hiện các dự án nghiên cứu ngay tại doanh nghiệp, ứng dụng kiến thức và mô hình toán học để phân tích số liệu phục vụ cho việc đánh giá và dự báo, phân tích các số liệu thống kê, đánh giá cung cầu của thị trường.

2. Chương trình đào tạo

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

NGÀNH TOÁN ỨNG DỤNG

(APPLIED MATHEMATICS)

MÃ NGÀNH: 7460112

CHƯƠNG TRÌNH TIÊU CHUẨN TUYỂN SINH TỪ NĂM 2022

(Ban hành kèm theo Quyết định số 2876/QĐ-TĐT ngày 5 tháng 10 năm 2022
của Hiệu trưởng Trường Đại học Tôn Đức Thắng)

 

1. Tên trường (Awarding Institution):  Trường Đại học Tôn Đức Thắng

2. Tên ngành (Name of programme):

Tên ngành tiếng Việt: Toán ứng dụng

Tên ngành tiếng Anh: Applied Mathematics

3. Mã ngành (Programme code):7460112

4. Văn bằng (Training degree) – thời gian đào tạo (Training time): cử nhân –4 năm

5. Hình thức đào tạo (Mode of study):Chính quy

6. Tiêu chí tuyển sinh (Admission criteria): Thí sinh tốt nghiệp Trung học Phổ thông hoặc tương đương đủ điều kiện nhập học theo quy chế tuyển sinh đại học hệ chính quy của Trường Đại học Tôn Đức Thắng và quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

7. Mục tiêu đào tạo (Programme Educational objectives):

Từ 3-5 năm sau khi tốt nghiệp chương trình đào tạo ngành Toán ứng dụng Trường Đại học Tôn Đức Thắng, người tốt nghiệp sẽ đạt được các năng lực:

STT

Mô tả mục tiêu đào tạo

1

PEO1: Có năng lực hoạt động nghề nghiệp với trình độ ngoại ngữ, tin học, và các kiến thức về kinh tế, chính trị, pháp luật phù hợp với yêu cầu của xã hội.

2

PEO2: Có khả năng ứng dụng kiến thức chuyên ngành và năng lực tư duy Toán học để giải quyết các vấn đề liên quan đến lĩnh vực Toán ứng dụng.

3

PEO3: Sẽ trở thành lực lượng nòng cốt trong các lĩnh vực Toán ứng dụng với phẩm chất đạo đức tốt và các kỹ năng chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, và kỹ năng mềm.

4

PEO4: Theo đuổi việc tiếp cận nghiên cứu khoa học từ đó tham gia nghiên cứu sâu hơn trong các lĩnh vực ứng dụng toán học.

5

PEO5: Thể hiện ý thức và năng lực tự học, học tập suốt đời.

8. Chuẩn đầu ra (Programme learning outcomes):

Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo ngành Toán ứng dụng Trường Đại học Tôn Đức Thắng, người học phải đạt được:

STT

Phân loại theo (nhóm) năng lực

Mô tả chuẩn đầu ra

Thang đo

1

Kiến thức chung

PLO1: Vận dụng (Apply) các kiến thức cơ bản về kinh tế, chính trị, pháp luật và tin học vào việc học tập, nghiên cứu trong các lĩnh vực ứng dụng toán.

Đạt được các môn học theo ma trận tương quan của PLO1 trong CTĐT.

Có chứng chỉ GDQP

2

PLO2: Sử dụng (Use) thành thạo ngoại ngữ phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu và tác nghiệp.

Đạt được các môn học theo ma trận tương quan của PLO2 trong CTĐT.

Có chứng chỉ IELTS 5.0 hoặc tương đương.

3

Kiến thức chuyên môn

PLO3: Áp dụng (Apply) các kiến thức toán học cơ bản phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu và tác nghiệp trong các lĩnh vực ứng dụng toán.

Đạt được các môn học theo ma trận tương quan của PLO3, PLO4, PLO5, PLO6, PLO7, PLO8, PLO9 trong CTĐT.

Đạt kỳ thi kỹ năng thực hành chuyên môn.

4

PLO4: Thể hiện (Demonstrate) hiểu biết sâu sắc về kiến thức chuyên ngành và vận dụng (Apply) được các kiến này trong việc giải các bài toán liên quan.

5

PLO5: Áp dụng (Apply) các phương pháp, mô hình toán học vào việc giải quyết các bài toán phát sinh trong thực tế.

6

PLO6: Giải quyết (Solve) được các bài toán cơ bản thuộc lĩnh vực chuyên môn.

7

PLO7: Phân tích (Analyze) các vấn đề trong thực tiễn và mô hình hóa toán học (Design) thành các bài toán cụ thể cần giải quyết.

8

PLO8: Đánh giá (Evaluate) tính hiệu quả của các phương pháp và các kết quả đạt được trong việc giải quyết các bài toán ứng dụng.

9

PLO9: Thể hiện (Demonstrate) khả năng nghiên cứu trong lĩnh vực toán lý thuyết hoặc các lĩnh vực toán ứng dụng.

10

Kỹ năng chung

PLO10: Thể hiện (Demonstrate) kỹ năng phân tích, tư duy logic và giải quyết vấn đề, kỹ năng làm việc độc lập và làm việc nhóm.

Đạt được các môn học theo ma trận tương quan của PLO10 trong CTĐT.

Tham gia và đạt các chuyên đề của học phần những kỹ năng thiết yếu cho sự phát triển bền vững.

11

Thái độ và ý thức xã hội

PLO11: Thể hiện (Demonstrate) tinh thần trách nhiệm, làm việc chăm chỉ, trung thực, có đạo đức nghề nghiệp, tinh thần cống hiến.

Đạt được các môn học theo ma trận tương quan của PLO11, PLO12 trong CTĐT.

Đạt điểm rèn luyện theo quy chế công tác học sinh sinh viên.

12

PLO12: Thể hiện (Demonstrate) niềm đam mê tự học, tự nghiên cứu để nâng cao kiến thức, chuyên môn, và niềm đam mê khởi nghiệp.

9. Cấu trúc chương trình đào tạo (Programme structure)

Nội dung

Số tín chỉ

Tổng cộng

Bắt buộc

Tự chọn

Khối kiến thức giáo dục đại cương

27

27

0

Lý luận chính trị

11

11

0

Khoa học xã hội

2

2

0

Khoa học tự nhiên

0

0

0

Ngoại ngữ

10

10

0

Kỹ năng hỗ trợ

4

4

0

Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

104

89

15

Kiến thức cơ sở ngành

32

32

0

Kiến thức chuyên ngành

63

54

9

Khối kiến thức thực tập và tốt nghiệp

9

3

6

Tổng cộng cấp bằng cử nhân (bậc 6)

131

116

15

10. Nội dung chương trình đào tạo (Programme content) và kế hoạch giảng dạy

Phụ lục 1 đính kèm

11. Điều kiện tốt nghiệp (Progression points):

Sinh viên phải đạt các điều kiện tốt nghiệp theo quy định tổ chức và đào tạo trình độ đại học theo tín chỉ của Trường đại học Tôn Đức Thắng:

Hoàn thành các môn học và đạt số tín chỉ theo yêu cầu của chương trình;

Chứng chỉ tiếng Anh quốc tế IELTS 5.0 hoặc các chứng chỉ khác tương đương;

Đạt điểm rèn luyện theo yêu cầu của chương trình;

Đạt được các yêu cầu chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo.

12. Những điểm đặc biệt của chương trình (Special features)

- Ngành Toán ứng dụng không chỉ cung cấp cho sinh viên kiến thức toán học hiện đại, mà còn trang bị cho sinh viên một số kỹ năng tính toán cơ bản, rèn luyện tư duy logic, khả năng phân tích, giải quyết vấn đề thực tế nhanh nhẹn và hiệu quả trong công việc và các kỹ năng mềm khác.

- Sinh viên được trải nghiệm với môi trường làm việc thực tế bên ngoài trường thông qua học phần tập sự nghề nghiệp; được tham gia các workshop, seminar trong lĩnh vực liên quan đến ngành Toán ứng dụng.

- Một số môn học trong chương trình được giảng dạy bởi các giáo sư nước ngoài.

- Tối thiểu 10% môn học chuyên ngành được giảng dạy bằng tiếng Anh.

- Chương trình đào tạo có tính liên thông với các chương trình Sau Đại học của Khoa.

13. Cơ hội việc làm (Job opportunities)

- Sinh viên tốt nghiệp cử nhân Toán ứng dụng có năng lực làm việc trong các ngành như tài chính định lượng, phân tích bảo hiểm, phân tích số liệu cho các khối ngành kinh tế và có cơ hội làm việc trong tất cả các khối ngành kinh tế xã hội đòi hỏi tư duy về toán hoặc tham gia giảng dạy Toán - Tin ở các trình độ.

- Có cơ hội học sau đại học tại các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước.

14. Tương quan giữa chuẩn đầu ra và các môn học (Mapping of Programme Learning Outcomes to Courses): Đính kèm phụ lục 2

15. Hướng dẫn thực hiện chương trình đào tạo, bảo đảm chất lượng đào tạo

15.1 Kế hoạch đào tạo:

Chương trình Cử nhân được thiết kế trong 4 năm học sẽ được chia thành 8 học kỳ.

Sinh viên phải tích lũy 105 tín chỉ để làm Khóa luận tốt nghiệp hoặc học môn thay thế khóa luận tốt nghiệp

Căn cứ kế hoạch đào tạo chuẩn của chương trình, người học có thể chủ động xây dựng kế hoạch học tập phù hợp với năng lực của mình để đạt được kết quả học tập, rèn luyện tốt nhất.

15.2  Điều kiện đảm bảo việc đào tạo

Cơ sở vật chất, công nghệ và học liệu:Chương trình đào tạo được tổ chức đào tạo tại Trường với yêu cầu phải đảm bảo điều kiện về cơ sở vật chất, công nghệ và học liệu để đáp ứng triển khai chương trình; tối thiểu phải có hệ thống phòng học, các trang thiết bị thực hành, thí nghiệm, công nghệ thông tin, thư viện, học liệu, hệ thống quản lý hỗ trợ học tập, quản lý đào tạo theo yêu cầu của ngành học/nhóm ngành học để giúp người học đạt được chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo. 

Đội ngũ giảng viên:

Đội ngũ giảng viên là các Giáo sư, Phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ có uy tín và giàu kinh nghiệm giảng dạy.Có ít nhất 01 tiến sĩ ngành phù hợp chủ trì tổ chức thực hiện chương trình và có ít nhất 05 tiến sĩ có chuyên môn phù hợp để chủ trì giảng dạy chương trình. Có đủ số lượng giảng viên để đảm bảo tỉ lệ sinh viên trên giảng viên không vượt quá mức quy định cho ngành đào tạo.

Đối với các môn học, chuyên đề có tính thực tiễn cao, Khoa mời các chuyên gia từ các cơ quan, Viện nghiên cứu, các tổ chức phi chính phủ, doanh nghiệp, ... đến trình bày và truyền đạt kinh nghiệm cho sinh viên.

Chương trình học: Chương trình học đã thiết kế bởi Hội đồng Khoa học và đào tạo của Khoa và đã được Hiệu trưởng phê duyệt. Chương trình chỉ thay đổi sau khi có ý kiến đề xuất của Hội đồng Khoa học và đào tạo của Khoa và được sự đồng ý của Hiệu trưởng.

15.3 Phương pháp đào tạo

CTĐT được tổ chức đào tạo theo Quy chế tổ chức và quản lý đào tạo trình độ đại học theo tín chỉ hiện hành của Trường Đại học Tôn Đức Thắng.

Người học được xét miễn các môn học như tin học, tiếng Anh, hoặc các môn học đã hoàn thành ở các chương trình đào tạo khác theo quy định của Trường. Việc đăng ký môn học trong từng học kỳ phải bảo đảm điều kiện yêu cầu của môn học được quy định trong khung CTĐT, quy định học vụ Tiếng Anh và các quy định liên quan khác.

Phương pháp giảng dạy: Phương pháp giảng dạy theo cách tiếp cận lấy người học làm trung tâm và chủ thể của quá trình đào tạo, thúc đẩy người học phát huy chủ động và nỗ lực tham gia các hoạt động học tập; định hướng hiệu quả để người học đạt được chuẩn đầu ra của mỗi học phần, mỗi thành phần và của cả chương trình đào tạo. Nâng cao năng lực tự học, tự nghiên cứu cho người học; tăng cường giảng dạy kết hợp lý thuyết và thực hành, đẩy mạnh vận dụng kiến thức vào thực tiễn, kết hợp nhiều hình thức tổ chức dạy học linh hoạt như làm việc nhóm, thảo luận, thuyết trình; đẩy mạnh việc dạy học kết hợp với doanh nghiệp, nghiên cứu khoa học.

Phương pháp đánh giá: đa dạng các hình thức đánh giá cho phù hợp với chuẩn đầu ra của môn học; Đánh giá kết quả học tập của người học phải dựa trên đánh giá quá trình và đánh giá tổng kết; làm cơ sở để kịp thời điều chỉnh hoạt động giảng dạy và học tập.

Phương pháp giảng dạy, đánh giá được thể hiện cụ thể trong đề cương chi tiết, hồ sơ môn học và Giảng viên thông báo cho người học trong buổi học đầu tiên.

15.4 Đánh giá chương trình

Chương trình được thiết kế theo kiểu đơn ngành.

Chương trình được thiết kế có sự đối sánh với chương trình đào tạo của các trường Đại học có uy tín trên thế giới với sự điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện giáo dục và nhu cầu nghề nghiệp tại Việt Nam.

Chương trình được đánh giá theo quy trình đánh giá chương trình đào tạo của Trường, ý kiến phản hồi của người sử dụng lao động, cựu sinh viên, ý kiến của chuyên gia và các tổ chức kiểm định trên thế giới.

 

3. Chuẩn đầu ra

CĐR 2015     CĐR 2018

 

STT Mô tả chuẩn đầu ra Kết nối mục tiêu đào tạo
1 Vận dụng (Apply) một cách hệ thống các kiến thức cơ bản về lý luận chính trị phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu trong các lĩnh vực ứng dụng toán. 1
2 Áp dụng (Apply) một cách hệ thống về kiến thức toán học cơ bản phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu và tác nghiệp trong các lĩnh vực ứng dụng toán. 2
3 Sử dụng (Use) tốt ngoại ngữ đạt tối thiểu trình độ IELTS 5.0 trở lên hoặc tương đương). 1
4 Thể hiện (Demonstrate) hiểu biết sâu sắc về kiến thức chuyên ngành và vận dụng (Apply) được các ứng dụng của kiến thức này. 3
5 Áp dụng (Apply) các phương pháp, mô hình toán học vào việc giải quyết các bài toán phát sinh trong thực tế. 3
6 Giải quyết (Solve) được các vấn đề toán học cơ bản. 2
7 Phân tích (Analyze) các vấn đề trong thực tiễn và đưa ra (Design) bài toán cụ thể cần giải quyết. 2
8 Đánh giá (Evaluate) các khái niệm, phương pháp và các kết quả đạt được trong các bài toán ứng dụng. 3
9 Thể hiện (Demonstrate) khả năng nghiên cứu trong lĩnh vực toán lý thuyết hoặc các lĩnh vực toán ứng dụng. 4
10 Thể hiện (Demonstrate) kỹ năng phân tích, tư duy logic và giải quyết vấn đề. 4
11 Thể hiện (Demonstrate) tinh thần trách nhiệm, làm việc chăm chỉ, trung thực, có đạo đức nghề nghiệp, tinh thần cống hiến, ý thức học tập suốt đời. 5
12 Thể hiện (Demonstrate) niềm đam mê tự học, tự nghiên cứu để ngân cao kiến thức chuyên môn đáp ứng yêu cầu công việc thực tế, khả năng lãnh đạo và tinh thần khởi nghiệp 5

Tốt nghiệp ngành Toán Ứng dụng, sinh viên đạt được các kiến thức và kỹ năng như sau:

Kỹ năng tin học : Vận dụng thành thạo tin học ứng dụng trong công việc; Sử dụng được các phần mềm toán như Matlab, Maple, R, … trong việc học toán. Kỹ năng ngoại ngữ: IELTS 5.0 (các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế khác tương đương)
Kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp:  Có kỹ năng thành lập mô hình toán học cho các bài toán thực tế, kỹ năng tính toán, kỹ năng lập trình sử dụng máy tính để giải các bài toán số, giải thích được các kết quả tính toán.

Kỹ năng mềm: Thành thạo các kỹ năng mềm như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng tổ chức công việc, kỹ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình.

4. Triển vọng nghề nghiệp

- Sinh viên tốt nghiệp cử nhân Toán ứng dụng có năng lực làm việc trong các ngành như tài chính định lượng, phân tích bảo hiểm, phân tích số liệu cho các khối ngành kinh tế và có cơ hội làm việc trong tất cả các khối ngành kinh tế xã hội đòi hỏi tư duy về toán hoặc tham gia giảng dạy Toán - Tin ở các trình độ.

- Có cơ hội học sau đại học tại các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước.

2. Thống kê (hệ tiêu chuẩn)

1. Giới thiệu chung

           Chương trình đào tạo ngành Thống kê bậc đại học tại Trường Đại học Tôn Đức Thắng trang bị cho sinh viên kiến ​​thức và kỹ năng cơ bản liên quan đến xác suất, thống kê toán học, phân tích dữ liệu và tính toán thống kê. Cùng với sự phát triển nhanh của dữ liệu lớn và khoa học dữ liệu, nhu cầu về các kỹ năng này đã tăng lên đáng kể. Cử nhân Thống kê có năng lực thực hiện các vấn đề về thu thập, tổng hợp và phân tích dữ liệu, cũng như năng lực xây dựng các mô hình dự báo thống kê.

     Đội ngũ giảng viên tham gia giảng dạy cho chương trình Thống kê tốt nghiệp từ các trường đại học danh tiếng ở trong và ngoài nước, có năng lực tốt trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học, có nhiều kinh nghiệm làm việc thực tế.

     Bên cạnh việc học kiến thức và kỹ năng chuyên môn, sinh viên theo học chương trình Thống kê còn được rèn luyện, bồi dưỡng thêm nhiều kỹ năng thiết yếu cho sự phát triển bền vững, như kỹ năng tự học, kỹ năng xây dựng và lãnh đạo nhóm, kỹ năng thuyết trình, tư duy phản biện, v.v. Sinh viên được trải nghiệm môi trường làm việc thực tế ngoài doanh nghiệp thông qua học phần tập sự nghề nghiệp. Ngoài ra, sinh viên được rèn luyện tinh thần vì tập thể, cộng đồng thông qua rất nhiều hoạt động ý nghĩa của đoàn thanh niên, hội sinh viên.

2. Chương trình đào tạo

 

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH THỐNG KÊ

(STATISTICS)

MÃ NGÀNH: 7460201

 

1. Tên trường (Awarding institution): Trường Đại học Tôn Đức Thắng

2. Tên ngành (Name of programme):

Tên ngành tiếng Việt: Thống kê

Tên ngành tiếng Anh: Statistics

3. Mã ngành (Programme code): 7460201

4. Văn bằng (Training degree): Cử nhân – Thời gian đào tạo (Training time): 4 năm

5. Hình thức đào tạo (Mode of study): Chính quy

6. Tiêu chí tuyển sinh (Admission criteria):

Thí sinh tốt nghiệp Trung học Phổ thông hoặc tương đương đủ điều kiện nhập học theo quy chế tuyển sinh đại học hệ chính quy của Trường Đại học Tôn Đức Thắng và quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

7. Mục tiêu đào tạo (Programme educational objectives):

- Có năng lực chuyên môn rộng và chuyên sâu để có thể ứng dụng thống kê vào các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kinh tế, xã hội;

- Thành thạo kỹ năng chuyên môn, kỹ năng mềm để trở thành lực lượng nòng cốt trong lĩnh vực thống kê;

- Thể hiện tinh thần làm việc tốt và trách nhiệm cao, có kỹ năng truyền đạt tốt ý tưởng của mình, có ý thức học tập, nghiên cứu nâng cao kiến thức, có phẩm chất đạo đức tốt, trung thực trong công việc và nghiên cứu.

8. Chuẩn đầu ra (Programme learning outcomes):

* Kiến thức chung (General knowledge):

Áp dụng (Apply) một cách hệ thống kiến thức về tự nhiên, xã hội, chính trị, pháp luật, công nghệ thông tin và ngoại ngữ vào việc học tập, nghiên cứu và ứng dụng thống kê.

* Kiến thức chuyên môn (Professional knowledge):

Áp dụng (Apply) các kiến thức chuyên ngành chuyên sâu liên quan đến thống kê.

* Kỹ năng chuyên môn (Professional skills):

- Phân tích (Analyze) vấn đề phát sinh từ thực tế cần đến thống kê để đưa ra phương pháp thống kê thích hợp.

- Thiết lập (Establish) phương án điều tra thống kê.

- Đánh giá (Evaluate) sự phù hợp và sự tin cậy của phương pháp thống kê dựa trên các kết quả phân tích.

- Phát triển (Develop) khả năng tìm kiếm, thu thập dữ liệu và nghiên cứu trong lĩnh vực thống kê hoặc trong các lĩnh vực ứng dụng thống kê.

* Kỹ năng chung (General skills):

Thể hiện (Display) kỹ năng phân tích, tư duy logic và giải quyết vấn đề, kỹ năng làm việc độc lập và làm việc nhóm, kỹ năng truyền đạt và phản biện vấn đề.

* Thái độ và ý thức xã hội (Attitude and awareness):

- Thể hiện (Display) tinh thần làm việc chăm chỉ, trung thực gắn với trách nhiệm cao, tinh thần cống hiến.

- Thể hiện (Display) niềm đam mê tự học, tự nghiên cứu để nâng cao kiến thức và chuyên môn, niềm đam mê khởi nghiệp.

9. Cấu trúc chương trình đào tạo (Programme structure):

Nội dung

Số tín chỉ

Tổng cộng

Bắt buộc

Tự chọn

A. Khối kiến thức giáo dục đại cương

27

27

0

(A.1) Lý luận chính trị

11

11

0

(A.2) Khoa học xã hội

2

2

0

(A.3) Khoa học tự nhiên

0

0

0

(A.4) Ngoại ngữ

10

10

0

(A.5) Kỹ năng hỗ trợ

4

4

0

(A.6) Giáo dục thể chất

0

0

0

(A.7) Giáo dục quốc phòng

0

0

0

B. Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

98

83

15

(B.1) Kiến thức cơ sở

32

32

0

(B.2) Kiến thức ngành

66

51

15

(B.2.1) Kiến thức chung

30

30

0

(B.2.2) Kiến thức chuyên ngành

36

21

15

(B.2.2.1) Kiến thức tập sự nghề nghiệp/ Kỹ năng chuyên môn

5

5

0

(B.2.2.2) Khóa luận tốt nghiệp (tương đương)

6

0

6

Tổng cộng cấp bằng cử nhân (bậc 6)

125

110

15

10. Nội dung chương trình đào tạo (Programme content) và kế hoạch giảng dạy (Teaching plan)

STT

Mã môn

Tên môn học

Số tín chỉ

Học kỳ

 

 

A. Khối kiến thức giáo dục đại cương

 

 

 

 

A.1 Lý luận chính trị

11

 

1

306102

Triết học Mác – Lênin

3

2

2

306103

Kinh tế chính trị Mác – Lênin

2

3

3

306104

Chủ nghĩa Xã hội Khoa học

2

4

4

306105

Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam

2

6

5

306106

Tư tưởng Hồ Chí Minh

2

5

 

 

A.2 Khoa học xã hội

2

 

6

302053

Pháp luật đại cương

2

4

 

 

A.4 Ngoại ngữ

10

 

7

P15001

Tiếng Anh 1

5

2

8

P15002

Tiếng Anh 2

5

3

9

P15C50

Chứng chỉ tiếng Anh IELTS 5.0

0

4

 

 

A.5 Kỹ năng hỗ trợ

4

 

10

L00019

Những kỹ năng thiết yếu cho sự phát triển bền vững – Thái độ sống 1

0

1

11

L00033

Những kỹ năng thiết yếu cho sự phát triển bền vững – Thái độ sống 2

0

3

12

L00041

Những kỹ năng thiết yếu cho sự phát triển bền vững – Thái độ sống 3

0

5

13

L00050

Những kỹ năng thiết yếu cho sự phát triển bền vững

4

6

 

 

Nhóm tự chọn các môn kỹ năng thiết yếu cho sự phát triển bền vững

0

 

14

L00052

Những kỹ năng thiết yếu cho sự phát triển bền vững – Kỹ năng tự học

0

4

15

L00044

Những kỹ năng thiết yếu cho sự phát triển bền vững – Kỹ năng xây dựng và lãnh đạo nhóm

0

4

16

L00045

Những kỹ năng thiết yếu cho sự phát triển bền vững – Kỹ năng thuyết trình

0

4

17

L00046

Những kỹ năng thiết yếu cho sự phát triển bền vững – Tư duy phản biện

0

4

18

L00047

Những kỹ năng thiết yếu cho sự phát triển bền vững – Kỹ năng 5S và Kaizen

0

6

19

L00048

Những kỹ năng thiết yếu cho sự phát triển bền vững – Kỹ năng ra quyết định

0

6

20

L00049

Những kỹ năng thiết yếu cho sự phát triển bền vững – Kỹ năng chuyển hóa cảm xúc

0

6

21

L00051

Những kỹ năng thiết yếu cho sự phát triển bền vững – Khởi nghiệp

0

6

 

 

A.6 Giáo dục thể chất

0

 

22

D01001

Bơi lội

0

1

 

 

Nhóm tự chọn Giáo dục thể chất 1

0

 

23

D01101

GDTC 1 – Bóng đá

0

2

24

D01102

GDTC 1 – Taekwondo

0

2

25

D01103

GDTC 1 – Bóng chuyền

0

2

26

D01104

GDTC 1 – Cầu lông

0

2

27

D01105

GDTC 1 – Thể dục

0

2

28

D01106

GDTC 1 – Quần vợt

0

2

29

D01120

GDTC 1 – Thể hình fitness

0

2

30

D01121

GDTC 1 – Hatha Yoga

0

2

 

 

Nhóm tự chọn Giáo dục thể chất 2

0

 

31

D01201

GDTC 2 – Karate

0

3

32

D01202

GDTC 2 – Vovinam

0

3

33

D01203

GDTC 2 – Võ cổ truyền

0

3

34

D01204

GDTC 2 – Bóng rổ

0

3

35

D01205

GDTC 2 – Bóng bàn

0

3

36

D01206

GDTC 2 – Cờ vua vận động

0

3

37

D01220

GDTC 2 – Khúc côn cầu

0

3

 

 

A.7 Giáo dục quốc phòng

0

 

38

D02031

Giáo dục quốc phòng – Học phần 1

0

1

39

D02032

Giáo dục quốc phòng – Học phần 2

0

1

40

D02033

Giáo dục quốc phòng – Học phần 3

0

1

41

D02034

Giáo dục quốc phòng – Học phần 4

0

1

 

 

B. Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

 

 

 

 

B.1 Kiến thức cơ sở

32

 

42

C01126

Toán rời rạc

3

1

43

C01132

Giải tích 1

4

1

44

C01133

Giải tích 2

3

2

45

C01146

Giải tích 3

4

3

46

C03003

Đại số tuyến tính 1

3

1

47

C03008

Đại số tuyến tính 2

3

4

48

C01137

Nhập môn tin học

4

1

49

C01135

Nhập môn lập trình

4

2

50

C03104

Nhập môn thống kê

4

2

 

 

B.2 Kiến thức ngành

66

 

 

 

B.2.1 Kiến thức chung

30

 

51

C03030

Cơ sở dữ liệu

4

3

52

C03105

Xác suất

4

3

53

C03106

Thống kê suy diễn

4

4

54

C03021

Quá trình ngẫu nhiên

3

4

55

C03020

Phương pháp điều tra mẫu

3

5

56

C03107

Thống kê tính toán

4

5

57

C03109

Thống kê nhiều chiều

4

5

58

C03108

Kinh tế lượng

4

6

 

 

B.2.2 Kiến thức chuyên ngành

36

 

59

C03044

Phân tích dữ liệu

4

5

60

C03043

Dự báo

4

6

61

C03031

Thống kê Bayes

4

7

62

C03102

Chuyên đề ứng dụng phương pháp thống kê 1

4

6

 

 

Nhóm tự chọn 1

9

 

63

C02045

Soạn thảo tài liệu khoa học với Latex

2

7, 8

64

C03022

Khai thác dữ liệu

3

7, 8

65

C03032

Hệ thống tài khoản quốc gia

3

7, 8

66

C03037

Thiết kế thực nghiệm

3

7, 8

67

C03051

Nhập môn ước lượng phi tham số

3

7, 8

68

C03052

Lý thuyết kiểm định

3

7, 8

69

C03110

Mô hình tuyến tính tổng quát

3

7, 8

70

C03054

Nhận dạng thống kê

4

7, 8

71

C03111

Toán bảo hiểm

3

7, 8

72

C03112

Học máy

4

7, 8

 

 

B.2.2.1 Kiến thực tập sự nghề nghiệp/ Kỹ năng chuyên môn

5

 

73

C03046

Chuyên đề ứng dụng phương pháp thống kê 2

4

7

74

C03CM6

Kỹ năng thực hành chuyên môn

1

7

 

 

B.2.2.2 Kiến thức tự chọn tốt nghiệp

6

 

 

 

Khóa luận tốt nghiệp

6

 

75

C03113

Khóa luận tốt nghiệp

6

8

 

 

Nhóm tự chọn thay thế tốt nghiệp

6

 

76

C03114

Thống kê doanh nghiệp

3

8

77

C02043

Toán tài chính căn bản

3

8

11. Điều kiện tốt nghiệp (Progression points):

Sinh viên phải đạt các điều kiện tốt nghiệp theo quy định tổ chức và đào tạo trình độ đại học theo học chế tín chỉ của Trường Đại học Tôn Đức Thắng:

- Hoàn thành các môn học và đạt số tín chỉ theo yêu cầu của chương trình;

- Chứng chỉ tiếng Anh quốc tế IELTS 5.0 hoặc các chứng chỉ khác tương đương còn thời hạn;

- Đạt điểm rèn luyện theo yêu cầu của chương trình;

- Đạt được các yêu cầu theo chuẩn kiến thức, kỹ năng quy định trong chương trình đào tạo, kỹ năng mềm, kỹ năng thực hành chuyên môn.

12. Những điểm đặc biệt của chương trình (Special features)

- Đội ngũ giảng viên đạt trình độ từ thạc sĩ trở lên, có tay nghề và chuyên môn cao;

- Công tác đào tạo được tổ chức tại trụ sở chính của Trường với các trang thiết bị đáp ứng phương pháp dạy học hiện đại;

- Một số môn học trong chương trình có thể được giảng dạy bởi các giáo sư nước ngoài đang cộng tác với Khoa nếu điều kiện cho phép;

- Sinh viên được dịp trải nghiệm với môi trường làm việc thực tế thông qua học phần tập sự nghề nghiệp;

- Sinh viên có thể đăng ký thực hiện Khóa luận tốt nghiệp (nếu đáp ứng đủ các điều kiện) hoặc học một số môn thay thế cho Khóa luận tốt nghiệp;

13. Cơ hội việc làm (Job opportunities)

Sinh viên tốt nghiệp ngành Thống kê sẽ có cơ hội việc làm trong các vị trí sau:

- Chuyên viên thống kê tại các cơ quan hành chính sự nghiệp nhà nước, các công ty bảo hiểm, chứng khoán, tài chính hoặc các doanh nghiệp có ứng dụng thống kê trong hoạt động sản xuất, kinh doanh;

- Cán bộ giảng dạy, nghiên cứu tại các cơ sở giáo dục cao đẳng, đại học, viện nghiên cứu.

 

3. Chuẩn đầu ra
 

STT

Mô tả chuẩn đầu ra

1

Áp dụng (Apply) một cách hệ thống kiến thức về tự nhiên, xã hội, chính trị, pháp luật, công nghệ thông tin và ngoại ngữ vào việc học tập, nghiên cứu và ứng dụng thống kê.

2

Áp dụng (Apply) các kiến thức chuyên ngành chuyên sâu liên quan đến thống kê.

3

Phân tích (Analyze) vấn đề phát sinh từ thực tế cần đến thống kê để đưa ra phương pháp thống kê thích hợp.

4

Thiết lập (Establish) phương án điều tra thống kê.

5

Đánh giá (Evaluate) sự phù hợp và sự tin cậy của phương pháp thống kê dựa trên các kết quả phân tích.

6

Phát triển (Develop) khả năng tìm kiếm, thu thập dữ liệu và nghiên cứu trong lĩnh vực thống kê hoặc trong các lĩnh vực ứng dụng thống kê.

7

Thể hiện (Display) kỹ năng phân tích, tư duy logic và giải quyết vấn đề, kỹ năng làm việc độc lập và làm việc nhóm, kỹ năng truyền đạt và phản biện vấn đề.

8

Thể hiện (Display) tinh thần làm việc chăm chỉ, trung thực gắn với trách nhiệm cao, tinh thần cống hiến.

9

Thể hiện (Display) niềm đam mê tự học, tự nghiên cứu để nâng cao kiến thức và chuyên môn, niềm đam mê khởi nghiệp.

4. Triển vọng nghề nghiệp

Cử nhân Thống kê có thể đảm nhận nhiều vị trí công việc sau:

- Nghiệp vụ thống kê tại các đơn vị thống kê nhà nước ở Việt Nam, như Tổng cục thống kê Việt Nam, Cục thống kê cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Chi cục thống kê cấp quận, huyện, thị xã;

- Công tác tổng hợp, báo cáo, phân tích thống kê về các chỉ tiêu kinh tế - xã hội tại các sở, ban, ngành ở các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương;

- Chuyên viên phân tích dữ liệu tại các công ty nghiên cứu thị trường, bảo hiểm, chứng khoán, tài chính;

- Giảng dạy các học phần về thống kê và xác suất tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp trong hệ thống giáo dục đào tạo Việt Nam;

- Ngoài ra, với các chuyên môn về thu thập, phân tích, báo cáo dữ liệu thống kê được học cho phép người tốt nghiệp ngành thống kê có tính linh hoạt trong việc thích ứng làm các công việc khác trong nhiều lĩnh vực về kinh tế - xã hội.

Trong cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4, Thống kê được đánh giá là một trong những ngành học then chốt, có tiềm năng việc làm lớn. Kết quả khảo sát gần đây cho thấy 100% cử nhân Thống kê tốt nghiệp từ TDTU tìm được việc làm trong vòng 12 tháng kể từ lúc tốt nghiệp.

 

KHOA TOÁN - THỐNG KÊ
Phòng C007 - Số 19 Nguyễn Hữu Thọ, Phường Tân Phong, Quận 7, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam
Phone: (84-028) 37755061